Để rõ ràng , dễ hiểu hơn về các loại hình thương mại quốc tế, trang Thương Nghiệp xin được chia sẻ ngắn gọn về Hợp đồng thương mại quốc tế này.
Hợp đồng ngoại thương còn được gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Đó là một thỏa thuận giữa người mua và người bán ở hai quốc gia khác nhau.
Hợp đồng sẽ quy định bên bán phải cung cấp đúng, đủ hàng hóa và gửi lại các chứng từ liên quan cho bên mua. Nghĩa vụ của người mua là trả cho người bán số tiền cho hàng hóa đó. Hợp đồng ngoại thương là một văn bản chính thức, các điều khoản và điều kiện của nó đã có sẵn trong một văn bản mẫu cụ thể, được chứng thực bằng chữ ký của hai bên. Loại Hợp đồng này thường được ký kết với các nội dung chính như sau:
Phần mở đầu
Tên và số hợp đồng
Thời gian lập hợp đồng
Thông tin người mua và người bán
Nội dung
Mô tả hàng hóa: Chất lượng, giá cả, số lượng, đơn vị tính, đóng gói, đơn giá, tổng tiền lô hàng
Điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hiểm, phương thức vận chuyển, cảng xuất, cảng nhập,...
Phần cuối
Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
Chữ ký và đóng dấu của đại diện mỗi bên
4.2. Những nội dung cần có trong một hợp đồng ngoại thương hoàn chỉnh
Commodity: Mô tả tổng quan hàng hóa
Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa
Quantity: Số lượng hàng hóa
Price: Đơn giá và tổng tiền hàng
Shipment: Thời gian và địa điểm giao hàng
Payment: Phương thức thanh toán
Packing and Marking: Đóng gói và dán nhãn hàng hóa
Warranty: Chính sách bảo hành hàng hóa
Insurance: Chính sách bảo hiểm hàng hóa
Arbitration: Điều khoản về trọng tài nếu xảy ra tranh chấp
Claim: Điều khoản về các trường hợp khiếu nại trong quá trình giao dịch
Force Majeure: Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng hoặc được miễn trách nhiệm
Penalty: Điều khoản quy định về việc phạt hoặc bồi thường thiệt hại
Other terms and conditions: Những điều khoản khác
Thương mại quốc tế là một phạm trù kiến thức rộng, các Doanh nghiệp cần lưu ý rõ về các điều khoản cũng như tính xác thực, năng lực của đối tác để tránh những tổn thất không đáng có.